Năm 2022,đạtchứngchỉtoàncầucủaGooglekhimớituổkết quả bóng rổ Long bắt đầu chú ý đến chứng chỉ Google Educator vì nhận thấy những lợi ích mang lại trong học tập và công việc. "Nếu sở hữu chứng chỉ, mình có nhiều lợi thế ứng dụng công nghệ dựa trên sự thành thạo các công cụ của Google cho việc giảng dạy sau này và giúp dễ tiếp thu bài học trên trường", nam sinh cho hay.
Để đạt chứng chỉ này, Long đã làm 1 bài thi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, với 55 câu hỏi tổng hợp bằng tiếng Anh liên quan đến các chương trình và công cụ của Google. Vào tháng 9.2022, chàng trai này đã đạt chứng chỉ ở cấp độ 2 (level 2). Ngoài ra, Long còn đoạt huy chương bạc vòng chung kết kỳ thi Olympic tin học miền Trung - Tây nguyên lần thứ 4 và giải Đội trẻ xuất sắc trong cuộc thi lập trình thuật toán UCPC năm 2023 được tổ chức tại Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM.
Theo ông Trần Bung, giảng viên toàn cầu của Google For Education khu vực Đông Nam Á, Úc và New Zealand, cho biết: "Google Educator là một tiêu chuẩn toàn cầu, để đạt level 2 đòi hỏi sự hiểu biết về các phương pháp đào tạo, mô hình dạy học khác nhau và cách truyền đạt nhiều năng lực, như: hợp tác trong môi trường kỹ thuật số, tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả đa nền tảng… thông qua bài giảng sử dụng bộ công cụ của Google".
Nhận xét về nam sinh này, ông Trần Bung chia sẻ: "Khi giới thiệu chứng chỉ này đến Long, bạn đã đặt mục tiêu và dành trọn tâm sức để hoàn thành nó. Khi tôi yêu cầu Long tham gia đứng lớp nhằm chia sẻ kiến thức về Google cho các giáo viên nước ngoài, bạn đã thực hiện rất tốt mà không ngại mình quá nhỏ tuổi để làm việc này".
Trong giai đoạn thi lấy chứng chỉ, Long bắt đầu quan tâm đến chương trình làm sách nói dành cho trẻ em khiếm thị của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, chàng trai này đã cùng bạn học tạo thành một nhóm tình nguyện viên hỗ trợ.
Dù việc học trên trường khá nhiều, nhưng khi rảnh, Long dành khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ/ngày để xử lý các tệp tin âm thanh của hơn 6 đầu sách khác nhau. "Thư viện sẽ thu âm tập tin chứa giọng đọc sách hoặc chuyển đổi qua phần mềm trí tuệ nhân tạo, sau đó mình sẽ nghe lại và sử dụng các công cụ để xử lý chất lượng truyền tải trước khi gửi đến trẻ khiếm thị", chàng trai này cho hay.
Theo bà Hồng Thị Kim Vy, Phó trưởng phòng bộ phận khiếm thị, Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM, cho biết: "Lúc đầu tôi không nghĩ Long sẽ hứng thú với công việc này, vì kỹ thuật viên xử lý sách nói đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn cao. Tuy nhiên, Long đã xử lý công việc rất tốt và còn tham gia nhiều hoạt động thăm hỏi, phục vụ và hỗ trợ đem thiết bị nghe sách nói đến các mái ấm, trường học, cơ sở khiếm thị".